Tác phẩm chính Đỗ_Đức_Dục

Sách nghiên cứu, dịch thuật của Đỗ Đức Dục và của một số tác giả viết về Đỗ Đức Dục

Cuộc đời và sự nghiệp của Đỗ Đức Dục, "khởi đầu bằng văn học và kết thúc cũng bằng văn học, âu cũng là định mệnh" như lời ông đã nói[2]. Khi còn làm báo trước đây, ngoài viết báo dưới các bút danh khác nhau (mà hiện nay thống kê có tới hàng ngàn bài), Đỗ Đức Dục cũng viết và dịch một số tác phẩm văn học in trên tạp chí Thanh Nghị, báo Độc lập; sáng tác một số truyện ngắn và thơ. Trong quãng đời hoạt động cách mạng với tư cách một chiến sĩ hết mình đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ của nhân dân, ông đã để lại những tác phẩm có tiếng vang lớn, đáng chú ý là những bài viết:

  • Giải thích bản Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (Độc lập, số 94 đến 99, 102 đến 104, 1946)
  • Ba năm dân chủ (Độc lập, số 2, 1948)
  • Quan hệ giữa chính trị và chuyên môn (Độc lập, số 11-12, 1949)
  • Mặt trận nhân dân trong cách mạng dân chủ mới Việt Nam (Độc lập, số 14, 1949)
  • Nhiệm vụ và triển vọng của Mặt trận Dân tộc thống nhất (Độc lập, số 19-20, 1950)
  • Đảng Dân chủ Việt Nam phải làm gì trong giai đoạn chuyển mạnh sang tổng phản công (Độc lập, số 23, 1950)
  • Hai tác dụng lớn của việc thực hiện chính sách ruộng đất (Độc lập, số 37, 1953)
  • Chính sách khôi phục kinh tế (đọc trước Quốc hội khóa V, Độc lập, số 125-126, 1955)
  • Người trí thức trong cuộc thống nhất văn hóa tư tưởng giữa hai miền (Độc lập, số 1088, 1976)
  • Thanh niên trí thức Việt Nam đi vào cuộc Cách mạng tháng 8 như thế nào (Hồi ký, tạp chí Xưa và Nay, số 9, 1995)

Với tư cách là nghiên cứu viên, dịch giả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài, chưa kể những công trình in trên các tạp chí chuyên ngành, ông đã xuất bản những tác phẩm chính sau:

  • Một tháng ở Liên Xô (bút ký, 1955)
  • H. Balzac - một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực (1966)
  • Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây (1981)
  • Trước ngôi nhà sàn của Bác Hồ (nghĩ về lối sống Việt Nam) (1985)
  • Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du (1989)
  • Hành trình văn học (2003)
  • Truyện ngắn chọn lọc (dịch của Maupassant, 1960)
  • Vỡ mộng (bút danh Trọng Đức, dịch của Balzac, 1964, tái bản 2001)
  • Miếng da lừa (bút danh Trọng Đức, dịch của Balzac, 1973, tái bản 1985, 2001)
  • Bà Bovary (dịch của Flaubert, 1978)
  • Nông dân (bút danh Trọng Đức, dịch của Balzac, 1981)
  • Hiệu hạnh phúc các bà (Zola, 1986)
  • Ở Mỹ (dịch của Gorky, 1992).